Câu mở rộng thành phần là gì ? Ví dụ đặt câu mở rộng thành phần
Trong chương trình ngữ pháp Tiếng Việt chắc các bạn đã nghe qua câu mở rộng và đã từng bắt gặp rất nhiều câu nói hay bài viết có sử dụng biện pháp mở rộng câu. Vậy có một câu hỏi đặt ra Câu mở rộng thành phần là gì? Ví dụ đặt câu mở rộng thành phần thì các bạn sẽ trả lời ra sao? Hãy cùng ttdccomplex.vn tham khảo bài viết dưới đây để trả lời câu hỏi trên nhé !

Câu mở rộng thành phần là gì ?
Câu mở rộng thành phần là câu thêm một hoặc nhiều từ , cụm từ hoặc mệnh đề (Chủ ngữ + vị ngữ ) vào mệnh đề chính (hoặc mệnh đề độc lập ) để thực hiện nhiệm vụ: mở rộng câu của bạn.

Một số cách mở rộng thành phần câu:
- Mở rộng câu với tính từ và trạng từ
- Mở rộng câu bằng các cụm từ giới từ
- Mở rộng câu với cụm chủ vị
- Mở rộng câu bằng mệnh đề tính từ
- Mở rộng câu với mệnh đề trạng ngữ
- Mở rộng câu bằng các cụm danh từ
- Mở rộng câu với vị ngữ
- Mở rộng câu với chủ ngữ
Câu đơn mở rộng thành phần là gì ?
Câu đơn mở rộng thành phần là các thành phần cấu tạo của câu chỉ bao gồm một mệnh đề ( Chủ ngữ + vị ngữ) đó gọi là câu đơn mở rộng thành phần.
Ví dụ :
- Cái bàn này chân bị gãy
- Cây mít nhà em ra quả rất thơm
- Mẹ tôi có mái tóc ngang vai rất đẹp

Tác dụng của câu mở rộng thành phần
Câu mở rộng có một số tác dụng chính sau đây:
- Làm phong phú thêm tư duy và thu hút sự chú ý của người đọc đến từng chi tiết trong câu.
- Nâng cao nhận thức của học sinh về sự đa dạng của cấu trúc câu
- Cụ thể và chi tiết hóa sự diễn đạt
- Đơn giản hơn chỉ để tạo độ dài cho câu

Ví dụ về câu mở rộng thành phần
Một số ví dụ về câu mở rộng thành phần cơ bản:
- Cái áo mẹ mới mua là đồ hiệu.
Ở câu này, “Cái áo mẹ mới mua” là CHỦ NGỮ, “Là đồ hiệu” là VỊ NGỮ.
CHỦ NGỮ “Cái áo mẹ mới mua” là 1 cụm DT có “Mẹ mới mua” bổ nghĩa cho DT “Cái áo”. Do đó “Mẹ mới mua” là cụm C – V làm mở rộng thành phần CHỦ NGỮ. Trong cụm C – V, chủ ngữ là “mẹ”, vị ngữ là “mới mua”.
=> Đây là câu mở rộng chủ ngữ.

- Cậu ấy làm tôi thất vọng.
Ở câu này, “Cậu ấy” là CHỦ NGỮ, “Làm tôi thất vọng” là VỊ NGỮ.VỊ NGỮ “Làm tôi thất vọng” là 1 cụm ĐT có “Tôi thất vọng” bổ nghĩa cho ĐT “Làm”. Do đó “Tôi thất vọng” là cụm C – V làm mở rộng thành phần VỊ NGỮ. Trong cụm C – V, chủ ngữ là “tôi”, vị ngữ là “thất vọng”.
=> Đây là câu mở rộng vị ngữ.
- Lan học giỏi làm cho bố mẹ rất vui.
=> Dùng cụm C – V để mở rộng cả chủ ngữ và vị ngữ
- Cái bàn này chân bị gãy.
=> Dùng cụm C – V để mở rộng vị ngữ
- Nó cười khiến cả nhà cười theo.
- Chúng tôi hy vọng đội bóng lớp tôi sẽ thắng.
=> Dùng cụm C – V để mở rộng cụm động từ
Đặt câu mở rộng thành phần trạng ngữ :
- Khi những mùa hè đã đến em đến trường học cũ để thăm, em mang theo cả nỗi nhớ thầy cô và bạn bè
Đặt câu mở rộng thành phần chủ ngữ
- Bác Hai đến khiến ba mẹ em rất vui
Đặt câu mở rộng thành phần vị ngữ
- Ông em tóc đã bạc
- Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn
Đặt câu mở rộng thành phần phụ ngữ cho cụm danh từ
- Nơi đó, vùng đất xinh tươi của thiên nhiên
- Khi tắt lửa tối đèn