Hỏi Đáp

Park hang seo có hay không không quan trọng

Park hang seo có hay không không quan trọng đây là một câu nói trong những ngày qua về sự chia tay của Park hang seo với Việt Nam qua câu nói này muốn nhấn mạnh không có sự bất biến trong bóng đá bởi bất kỳ một điều gì khác . Tuy nhiên có gì hối tiếc trong câu chuyện này hãy cùng tham khảo bên dưới đây với ttdccomplex.vn nhé !

Park hang seo có hay không không quan trọng
Park hang seo có hay không không quan trọng

Câu nói Park hang seo có hay không không quan trọng đúng hay sai ?

Tất cả những người Việt Nam hiểu biết bóng đá và biết ghi nhận trung thực những đóng góp hết mình khi phải rời xa người mẹ già, rời xa quê hương suốt 5 năm của HLV Park Hang Seo để đưa bóng đá Việt Nam thực sự lên tầm cao mới đều rất bức xúc trước những ứng xử bạc ơn với người đã bỏ hết tâm sức để thay đổi nâng tầm bóng đá VN dù ông sắp phải tạm biệt rời xa.

Park hang seo có hay không không quan trọng
Park hang seo có hay không không quan trọng

Những công sức, hy sinh thầm lặng của vị HLV Hàn Quốc tài năng tâm huyết hiếm có này đã làm thay đổi tầm vóc và uy tín bóng đá Việt Nam suốt thời gian dài đã được hàng triệu người Việt Nam cũng như Hàn Quốc hâm mộ biết ơn, tự hào. Đó là một sự thật không thể chối cãi và BBT tờ báo nên duyệt, sửa lại tên bài viết thiếu hiểu biết, phủ nhận thiếu văn hoá – về sự thật và cả về quan hệ ngoại giao.

Khi đã là người Việt thực sự – nên biết uống nước nhớ nguồn.
Người Việt Nam luôn có trước có sau – trước hết qua ngôn từ.

 

Trong một lần phỏng vấn HLV Park Hang Seo đã xúc động nói:

“ Tôi đã thực sự xem Việt Nam là quê hương thứ hai của mình !”.

Xin được thay mặt hàng triệu người Việt Nam yêu quí Park Hang Seo, xin được bày tỏ lòng quí mến và chân thành biết ơn Ông !

HLV Park chia tay bóng đá Việt Nam: Anh thắng – tôi thắng – chúng ta cùng thắng

Bất luận kết quả của Đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup cuối năm nay như thế nào thì HLV trưởng ĐT, ông Park Hang Seo vẫn sẽ là ông thầy số 1 trong lịch sử nền bóng đá, kể từ ngày đổi mới. Tôi nghiên cứu kỹ bóng đá Việt Nam kể từ ngày đổi mới, tức là năm 1991, năm chúng ta hội nhập trở lại với làng túc cầu khu vực nên chỉ tính từ mốc thời gian này. Còn từ năm 1991 trở về trước thì không dám nói. Những nhà làm sử bóng đá Việt Nam (nếu VFF thực sự nghiêm túc trong câu chuyện làm sử) sẽ phải tìm hiểu kỹ lưỡng điều này. Và tôi đoán (xin nhấn mạnh, chỉ là đoán) rằng sau quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng đó, cũng không bất ngờ nếu ông Park Hang Seo được xếp vào vị trí số 1 trong lịch sử các ông thầy của Đội tuyển Quốc gia.

Park hang seo có hay không không quan trọng
Park hang seo có hay không không quan trọng

Trở lại với dấu mốc 1991 trở về đây, phải thừa nhận rằng chúng ta đã có ít nhất 3 ông thầy ấn tượng, thể hiện được 3 vai trò khác nhau trong sự dao động của nền bóng đá. Đầu tiên là cố HLV Weigang – người đã giúp ĐTVN bất ngờ giật chiếc HCB môn bóng đá nam tại SEA Games 18 (năm 1995 tại Thái Lan). Với chiếc huy chướng ấn tượng này, ông Weigang đã làm tròn nhiệm vụ “khai sơn phá thạch”, giúp chúng ta tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng: ở đấu trường Đông Nam Á, chúng ta không phải hàng chiếu dưới. Lịch sử một nền bóng đá cũng giống như lịch sử một đời người: cái khoảnh khắc “khai sơn phá thạch” đầu tiên luôn có một ý nghĩa tối quan trọng. Trước khoảnh khắc đó, người ta đứng trong bóng tối. Sau khoảnh khắc đó người ta đứng trong ánh sáng. Và từ đó, nhìn thấy một chân trời.

Nếu ông Weigang là người “khai sơn phá thạch” thì cựu HLV Henrique Calisto lại là người tạo ra một cú đấm thép. Chiếc cúp vàng AFF mà ông Calisto cùng các tuyển thủ Việt Nam đạt được vào năm 2008 chính là cú đấm ấy. Với chiếc cúp ấy, lần đầu tiên kể từ năm 1991, bóng đá Việt Nam ngạo nghễ lên ngai vàng Đông Nam Á. Với chiếc cúp ấy, lần đầu tiên kể từ năm 1991, bóng đá Việt Nam thắng được Thái Lan trong một trận chung kết bóng đá nam khu vực. Với chiếc cúp ấy, chúng ta hiểu rằng đẳng cấp của nền bóng đá thực sự đã nhích lên.

Park hang seo có hay không không quan trọng
Park hang seo có hay không không quan trọng

Cố HLV Alfred Riedl – “chuyên gia về nhì” là người nằm giữa ông Weigang và ông Calsito. Khi ông Riedl đến, chúng ta đã “khai sơn phá thạch” xong. Khi ông Riedl đi (lần ra đi cuối cùng sau 3 lần đến rồi đi) chúng ta vẫn chưa thể lên vua Đông Nam Á. Nói ông Riedl cầu toàn, thiếu đột biến trong những trận chung kết quyết định cũng đúng. Mà nói ông “đen” vì đến đúng vào một chu kỳ có quá nhiều tuyển thủ vừa “quái” trên sân, vừa “quái” trên bàn cũng đúng. Tiger Cup năm 1998, giải đấu đầu tiên ông cầm Đội tuyển Việt Nam lẽ ra là giải đấu mà chúng ta phải lên vua. Nhưng dường như ai đó trong nội bộ Đội tuyển lại muốn tự mình (hoặc nhóm mình) lên vua theo một cách khác, không giống với cái cách hàng chục con người ôm một cái cúp giữa thanh thiên bạch nhật. Thế là hỏng luôn. Thời đó ông Riedl thua mà còn không hiểu vì sao thua. Thôi thì cái chu kỳ 3 lần cầm Đội tuyển của ông cũng tạo ra một sự ổn định về thành tích. Và sự ổn định đó khiến cho chúng ta phải nhớ đến ông.

Từ Weigang đến Riedl rồi Calisto, chương 1 của Đội tuyển Quốc gia tạm thời khép lại. Ai là người sẽ mở ra chương 2?

Đương nhiên không phải Colin Murphy – ông thầy ngắn hạn năm 1997. Cũng chẳng phải Tavares, Dido, Fako Goez, Toshiy Mura, Phan Thanh Hùng, Hoàng Văn Phúc, Nguyễn Hữu Thắng, dù họ cũng đã tạo ra một vài điểm nhấn ở một vài thời điểm nào đó.

Người mở ra chương 2, một chương 2 ngoạn mục, một chương hai nằm ngoài vùng tưởng tượng của não trạng nền bóng đá chính là Park Hang Seo. Bạn nhớ ngày ông ấy xuất hiện không? Tôi nhớ! Nó là một ngày Hà Nội ảm đạm. Ông ấy xuất hiện cùng người đại diện trẻ tuổi ở Nội Bài, và tôi rất nhớ, ông ấy mặc chiếc áo vest màu xanh. Thời điểm ấy, Park Hang Seo thực sự cần một màu xanh để hy vọng. Bởi, ông đã đi qua thời đỉnh cao, sau thất bại cùng Đội tuyển Olympic Hàn Tại Asiad BUSAN năm 2002. Bởi, ông đang cầm một đội hạng Ba Hàn Quốc. Và bởi, ông không nghĩ mình còn cơ hội quay lại bóng đá đỉnh cao thêm lần nữa – như thổ lộ của chính ông sau này.

Park hang seo có hay không không quan trọng
Park hang seo có hay không không quan trọng

Một “ông thầy thất bại”, một “Mr ngủ gật” kết duyên với một nền bóng đá cũng vừa thất bại thê thảm ở SEA Games năm 2017 – ai dám hy kỳ vọng chứ! Vậy mà đến 2018 kỳ tích Thường Châu xuất hiện. 2018, cúp vàng AFF quay trở về. 2019, lần đầu tiên có HCV bóng đá SEA Games. 2022, tiếp tục bảo vệ HCV bóng đá SEA Games. Park đã làm nên những thành tích vô tiền khoáng hậu. Một phần vì ông đến vào đúng lúc nền bóng đá sản sinh ra một thế hệ cầu thủ vừa sạch sẽ về nhân cách vừa hiện đại về tư duy chiến thuật. Trước Park, ngay cả Calisto trong hành trình giật cúp vàng 2008 cũng không có được điều này. Calisto phải dùng rất nhiều “thuật” để vừa “nắn” vừa “doạ”, vừa “chiều” những con người mà trong thâm tâm Calisto biết rõ họ có thể “bán đứng” ông bất cứ lúc nào. Phải nói Park có một hoàn cảnh thuận lợi hơn tất cả những người tiền nhiệm trước đây của mình. Nhưng hoàn cảnh là một chuyện, tận dụng được hoàn cảnh lại là chuyện khác. Ở khía cạnh này, Park cho thấy mình có một năng lực tận dụng đại tài. Sự kết hợp giữa một thế hệ cầu thủ sạch sẽ, tài năng với một ông thầy thực tế, thực chiến, thực tài đã thổi một khí quyển chưa từng có vào một đời sống bóng đá suốt bao nhiêu năm vẫn mang tiếng là “hai sôi ba lạnh”.

Điều ấn tượng mà Park để lại không chỉ nằm ở phượng diện thành tích, mà theo tôi còn nằm ở phương diện giúp cho một nền bóng đá hiểu rõ bản ngã của mình. AFF Suzuki Cup năm 2010, trong tư cách nhà vua Đông Nam Á, chúng ta nghĩ rằng mình có thể chơi tấn công, áp đặt đối thủ. Kết quả: Chúng ta thất bại ở bán kết. Đến khi lứa U.19 HAGL trình làng, đá tấn công ào ạt ở các giải trẻ thì đâu đó cũng có suy nghĩ rằng: Đội tuyển Việt Nam hoàn toàn có thể “đôi công” ở đấu trường châu lục. Khỏi nói ai cũng thấy suy nghĩ này rồi đã dẫn Đội tuyển về đâu. Và ngay trong chính thời của Park, cũng có những thời điểm chúng ta bung ra đôi công (với Indonesia và Thái Lan ở AFF Cup 2020), nhưng đều không có những kết quả như ý.

Tất cả các chiến tích mà Park có được, từ U.22+, U.23, Olympic và ĐTQG đều đến từ thứ bóng đá phòng ngự phản công với tư tưởng “du kích chiến”. Tư tưởng đó thực sự phù hợp với thể trạng cầu thủ Việt Nam, và về sâu thẳm là rất phù hợp với truyền thống văn hoá Việt Nam. “Phải hiểu truyền thống bản địa” – đấy là điều mà Park đặt ra ngay từ ngày đầu xuất hiện. Phải khai tháC truyền thống bản địa – đấy là điều mà Park, bằng năng lực cần mẫn nghiên cứu của mình đã thực hiện thành công.

Với Park, bóng đá Việt Nam hiểu rõ bản ngã của mình hơn.
Với Park, bóng đá Việt Nam biết phải làm gì để có thể tiếp tục thành công thời…hậu Park.
Thành tích lấp lánh và quan trọng thật đấy, nhưng cái điều thứ hai này có ý nghĩa không kém gì thành tích.

Sau AFF Cup năm nay Park sẽ ra đi. Những thông tin hậu trường mà tôi biết thì quyết định này đến từ phía Park nhiều hơn là từ VFF. Cũng là logic thôi, vì chẳng liên đoàn nào dại dột chủ động nói lời chia tay với một ông thầy vừa đi qua “chu kỳ vàng”. Có hợp thì có tan, và biết tan đúng nơi, đúng lúc, đúng chỗ luôn là một nghệ thuật. Âu cũng là chuyện rất thường tình.

Xin cảm ơn Park vì đã đến. Và trong thâm tâm mình, có lẽ Park cũng cảm ơn Việt Nam vì đã tạo nên một “hoàn cảnh tối ưu” khi mình đến. Nhờ có Park, nền bóng đá có một chương 2 đẹp như mơ như mộng. Cái chương khiến Park xứng đáng ở vị trí độc tôn trong lịch sử các ông thầy ở Đội tuyển Việt Nam từ năm 1991 trở lại đây. Nhờ có bóng đá Việt Nam mà Park từ vị thế của “một ông thầy thất bại” năm 2017 trở thành một ông thầy được cả Đông Nam Á, và chính quê hương mình thi nhau săn đón.

Video chi tiết Park hang seo có hay không không quan trọng

Xavier Diaz

Trong thế giới đầy tri thức và sự phát triển không ngừng, tôi, Xavier Diaz, mong muốn được chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người. Với hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chia sẻ kiến thức và sáng tạo nội dung, tôi tự hào là một người luôn đam mê học hỏi và truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Được sinh ra tại Washington, Hoa Kỳ, tôi đã trải qua nhiều thử thách và trưởng thành nhờ vào sự học hỏi và trau dồi bản thân. Tôi tin rằng mỗi người đều có tiềm năng để phát triển và vươn tới những mục tiêu lớn lao, chỉ cần họ có đam mê, sự kiên trì và khát khao học hỏi. Đó cũng chính là tinh thần mà tôi mong muốn lan tỏa cho mọi người, bằng cách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình một cách sáng tạo và đầy tính nhân văn. Với niềm đam mê văn học và thơ ca, tôi mong muốn truyền cảm hứng và khơi gợi những cảm xúc tinh tế nhất từ những tác phẩm của mình. Cùng tôi khám phá và truyền đạt những giá trị đích thực của cuộc sống, đồng hành và học hỏi từ những người xung quanh để chúng ta cùng vươn tới những giá trị cao đẹp nhất trong cuộc sống này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button